0
" Bí kíp sử dụng đồng hồ đeo tay đúng cách "

Người xưa có câu “của bền tại người”.  Dù bạn đang sở hữu món đồ đáng giá đến mức nào, nhưng nếu không biết trân trọng, bảo quản và sử dụng đúng cách thì trải qua thời gian, món đồ ấy cũng sẽ mất dần đi giá trị vốn có của nó. Và chiếc đồng hồ mà bạn đang sở hữu cũng không ngoại lệ. Đồng hồ Duy Anh sẽ giúp bạn nắm được những bí kíp sử dụng đồng hồ đeo tay đúng cách. 





1. Khi đồng hồ bị tiếp xúc với nước

Trong các thói quen sinh hoạt, việc chiếc đồng hồ đeo tay của bạn tiếp xúc trực tiếp với nước là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, chủ nhân của nó nên hạn chế tối đa và biết những thông tin cần thiết để xử lý khi đồng hồ gặp sự cố hấp hơi nước. 

Khi đồng hồ bị tiếp xúc với nước biển, ngay sau đó, bạn nên rửa lại với nước ấm khoảng 50 độ C. 
Lưu ý: tuyệt đối không được rửa đồng hồ với nước nóng đang bốc hơi, tắm nóng lạnh hay xông hơi. Vì khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ co giãn của võ và gioăng khác nhau sẽ tạo nên khe hở làm nước, hơi ẩm lọt vào máy. 

Trong tình huống đồng hồ bị hấp hơi nước, hãy bọc chúng ngay trong miếng vải khô mềm, hút ẩm hoặc ít giấy vệ sinh, sau đó đem đặt dưới bóng đèn sáng 40W, khoảng cách từ 5 - 10 cm và thời gian chừng 30 phút. Cách thứ 2, chủ nhân có thể quay ngược mặt có số vào trong, còn nắp ngược ra ngoài, cứ thế đeo ngược trên cổ tay khoảng 2 tiếng nước sẽ dần thoát hết ra ngoài. 
Nếu chiếc đồng hồ của bạn có nhiều tính năng và có nút bấm thì tuyệt đối không bấm nước khi đang tiếp xúc trực tiếp với nước. 
Tuy nhiên, để đảm bảo hơn, bạn nên đem đồng hồ tới đơn vị bảo hành nhờ sấy khô và kiểm tra lại. 

2. Bảo quản dây đeo đồng hồ

Dây da: hạn chế nhúng trực tiếp vào nước khi đang đeo đồng hồ dây da. Trong điều kiện phải ra ngoài trời nắng nóng, vị trí lớp da cổ tay của bạn tiếp xúc với dây da đồng hồ sẽ xuất hiện mồ hôi. Lúc này, bạn nên tháo đồng hồ đặt ra ngoài, nếu không sẽ rất dễ sinh ra mùi chua. Đặc biệt, các loại hóa chất như các chất tẩy rửa có độ tẩy cao, nước hoa, các loại mỹ phẩm… thì bạn nên chú ý. 
Dây kim loại: Thường xuyên kiểm tra dây đeo đồng hồ của mình xem có bụi bẩn bám vào hay không. Nếu thấy dây đồng hồ bẩn, bạn hãy lấy nước ấm khoảng 60 độ C, khuấy nước rửa chén loại ít chất tẩy vào, ngâm trong 2 - 3 phút cho bụi bẩn bám trong các khe mắt dây bị tan ra. Sau đó, bạn dùng bàn chải đánh răng loại mềm cọ nhẹ qua lại, xong thì đặt vào miếng khăn mềm, khô và đặt nơi khô thoáng. 

3. Cách chỉnh lịch đồng hồ

Đối với đồng hồ tự động, năng lượng đồng hồ sẽ được tích trữ trong quá trình người đeo chuyển động cổ tay. Để đảm bảo đủ năng lượng tích trữ  cho đồng hồ hoạt động bình thường vào ban đêm thì người đeo nên đeo từ 10 - 12 tiếng/ ngày. 
Nếu đồng hồ của bạn có chức năng lên dây cót bằng tay thì nên lên từ 15 - 20 vòng trong trường hợp bạn ít hoạt động hoặc không đeo. 
Lưu ý: Bạn tuyệt đối không nên chỉnh lịch đồng hồ trong khoảng thời gian từ 21 giờ - 2 giờ sáng. Bởi vì, đây là thời gian chuyển giao lịch, nên rất có khả năng làm hỏng bánh xe lịch. 
Vào khoảng 12 giờ đêm, lịch sẽ nhảy, nhưng bộ phẫn này vẫn sẽ tiếp tục làm việc đến 2 giờ sáng mới dừng hẳn. 

4. Tránh tiếp xúc với hóa chất 

Khi đang đeo đồng hồ đeo tay, bạn nên tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa có độ tẩy cao, nước hoa, các loại mỹ phẩm… Việc này đang vô tình khiến dây đeo đồng hồ bị hư hại, hỏng các mắc nối, bề mặt vỏ bị phai màu… 

5. Hạn chế đặt đồng hồ trong môi trường nhiều từ trường

Các vật dụng có từ trường mạnh như: Tivi, tủ lạnh, thùng loa, máy vi tính hoặc điện thoại di động…
Khi đặt gần môi trường này sẽ khiến pin nhanh hết, tụ điện (IC) dễ nhiễm từ tính khiến bộ máy đồng hồ chạy không ổn định. 

Xem thêm các mẫu đồng hồ  :  đồng hồ citizen , đồng hồ orient , đồng hồ tissot

Đăng nhận xét

 
Top